Brainstorming là gì? Những điều cần lưu ý để Brainstorming hiệu quả
Chắc hẳn có nhiều người đã từng nghe thấy cụm từ Brainstorming. “Đội nhóm chúng ta cần brainstorming ý tưởng cho dự án này”, “Vấn đề này cần brainstorming để giải quyết”… Vậy brainstorming là gì và làm thế nào để thực hiện một cách hiệu quả? Hãy cùng Casalink tìm hiểu trong bài viết lần này nhé!
1. Brainstorming và tầm quan trọng của nó
Brainstorming (Động não) hiểu đơn giản là phương pháp suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Bằng việc tập trung vào vấn đề cần giải quyết và không có giới hạn phát triển, mọi người có thể thoải mái đưa ra các sáng kiến ý tưởng mới mẻ.
Thuật ngữ Brainstorming lần đầu tiên được đề cập trong quyển sách của “ông trùm quảng cáo” Alex Faickney Osborn năm 1952. Phương pháp này mang đến sự tích cực, kích thích óc sáng tạo không giới hạn của người thực hiện. Từ đó, thông qua trao đổi và thảo luận, vấn đề sẽ được giải quyết bằng phương án tối ưu nhất.
>> Xem thêm: 30+ từ vựng chủ đề Halloween trong tiếng Anh
2. Ứng dụng Brainstorming trong cuộc sống
Phương pháp này được ứng dụng rất tốt trong công việc và các tiết học, đặc biệt là các hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo cao, bởi Brainstorming
- Tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo có tính đột phá
- Giải quyết được nhiều vấn đề, khó khăn khi có sự phân tích của đội nhóm
- Tạo môi trường học tập cởi mở, luôn tôn trọng và ghi nhận mọi đóng góp
- Khuyến khích học viên chủ động, sáng tạo trong công việc
3. Các bước để Brainstorming hiệu quả
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Việc xác định rõ vấn đề giải quyết giúp học viên tránh việc lạc đề, lan man sang những ý tưởng không cần thiết. Điều này rất quan trọng để quá trình Brainstorming hiệu quả.
Bước 2: Đưa ra những quy định khi thực hiện
Để thực hiện việc Brainstorming trôi chảy, thầy, cô cần phân công cụ thể 1 người ghi chép lại ý tưởng, thảo luận của mọi người. Quá trình thực hiện cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau:
- Luôn tôn trọng ý kiến của người khác
- Có quyền tự do nêu ý kiến của bản thân
- Không gây ồn khi đang suy nghĩ
- Lắng nghe và phản hồi ý kiến của mọi người
Bước 3: Chọn lọc ý tưởng
Dựa trên những ghi chép, đây là lúc cả lớp ngồi lại để thảo luận và lên phương án cho những ý tưởng khả thi.
Bước 4: Thống nhất
Ở bước cuối này, thầy, cô sẽ tổng kết và thống nhất phương án cả nhóm sẽ thực hiện. Ngoài ra, việc phân công cụ thể thể công việc cho từng cá nhân cũng vô cùng quan trọng để việc triển khai đạt hiệu quả.
>> Xem thêm: Phương pháp Tháp học tập và những điều có thể bạn chưa biết
4. Những lưu ý quan trọng trong quá trình Brainstorming
Bên cạnh việc thực hiện những quy tắc trên, thầy, cô cũng cần lưu ý những điểm sau để quá trình động não diễn ra thuận lợi.
- Lựa chọn thời điểm phù hợp khi học viên có trạng thái thể chất và tinh thần thoải mái.
- Lựa chọn địa điểm yên tĩnh, tránh các tác động bên ngoài.
- Tôn trọng mọi ý kiến, kiềm chế những lời phê bình
- Tạo môi trường cởi mở, khuyến khích sự trao đổi và chia sẻ của học viên.
Casalink hy vọng bài viết lần này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu Brainstorming là gì và những lưu ý để Brainstorming hiệu quả. Áp dụng phương pháp này một cách đúng đắn giúp con trẻ tăng khả năng sáng tạo, tự tin trong giao tiếp và luôn cảm thấy ý kiến của bản thân được tôn trọng.
>> Xem thêm: Tất tần tật về phát âm và đánh vần trong tiếng Anh