20 Chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm cho trẻ

Casalink 19 Th7, 2025

Bộ tài liệu “20 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm” là tài liệu hệ thống hóa đầy đủ kiến thức ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với học sinh cấp Tiểu học và THCS. Cùng tham khảo thông tin chi tiết bên dưới để hiểu rõ hơn về nội dung và in về để con ôn tập nhé!

Chi tiết 20 chuyên đề trong bộ tài liệu

Chuyên đề 1: PHÁT ÂM – PRONUNCIATION

 – Phát âm của các nguyên âm:

  • Nguyên âm ngắn
  • Nguyên âm dài
  • Nguyên âm đôi

– Phát âm của các phụ âm

Kèm ví dụ và bài tập áp dụng giúp con hiểu và ghi nhớ cách phát âm tiếng Anh chuẩn

Chuyên đề 2: TRỌNG ÂM – STRESS

Trọng âm từ đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt được từ này với từ khác khi chúng ta nghe và nói tiếng Anh. Người bản ngữ phát âm cứ từ nào đều có trọng âm. Vì vậy, đặt trọng âm sai âm tiết hay không sử dụng trọng âm sẽ khiến người bản xứ khó có thể hiểu được là người học tiếng Anh muốn nói gì và họ cũng gặp không ít khó khăn trong việc nghe hiểu người bản xứ.

Chuyên đề 2 trọng bộ 20 chuyên đề sẽ hướng dẫn con các quy tắc đánh trọng âm cùng với bài tập áp dụng.

 

Chuyên đề 3: THÌ ĐỘNG TỪ – VERB TENSES

Cung cấp cho các con cách dùng của đông từ theo từng thi tròng tiếng Anh kèm với dấu hiệu nhận biết, ví dụ và bài tập.

 

Chuyên đề 4: SỰ PHỐI HỢP THÌ – THE SEQUENCE OF TENSES

Một câu có thể bao gồm một mệnh đề chính (main clause) và một hoặc nhiều mệnh đề phụ (subordinate clause). Khi trong câu có hai mệnh đề trở lên, các động từ phải có sự phối hợp về thì. Ở chuyên đề này sẽ cung cấp cho các con các quy tắc phối hợp thì và bài tập áp dụng

 

Chuyên đề 5: SỰ HOÀ HỢP GIỮA CHỦ NGỮ VÀ ĐỘNG TỪ SUBJECT AND VERB AGREEMENTS

Chủ ngữ là danh từ số ít hoặc danh từ không đếm được đi cùng động từ số ít và chủ ngữ số nhiều đi cùng động từ số nhiều. Tuy nhiên, đôi khi chủ ngữ còn hoà hợp với động từ tuỳ theo ý tưởng diễn đạt hoặc danh từ/đại từ đứng trước theo các quy tắc nhất định. Do đó, chúng ta có bộ quy tắc cơ bản về sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ. 

 

Chuyên đề 6: ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU – MODAL VERBS

Động từ khuyết thiếu là động từ nhưng lại không chỉ hành động mà nó chỉ giúp bổ nghĩa cho động từ chính. Những động từ khuyết thiếu này có thể dùng chung cho tất cả các ngôi và không chia theo thì. Các động từ theo sau động từ khuyết thiếu này được giữ nguyên thể.

Các động từ khuyết thiếu thường dùng là: can, could, may, might, shall, should, will, would, must, ought to, need, have to.

 

Chuyên đề 7: CỤM ĐỘNG TỪ – PHRASAL VERBS

Cụm động từ (Phrasal verbs) là sự kết hợp giữa một động từ và một từ nhỏ (particle). Từ nhỏ, particle(s) này có thể là một trạng từ (adverb), hay là một giới từ (preposition), hoặc là cả hai.

Trong chuyên đề này các con sẽ được học đầy đủ cách dùng của Cụm động từ trong tiếng Anh và làm bài tập để ghi nhớ lâu hơn.

 

Chuyên đề 8: THỨC GIẢ ĐỊNH – THE SUBJUNCTIVE MOOD

Câu giả định hay còn gọi là câu cầu khiến là loại câu đối tượng thứ nhất muốn đối tượng thứ hai làm việc gì. Câu giả định có tính chất cầu khiến chứ không mang tính ép buộc như câu mệnh lênh.

Câu giả định chủ yếu được sử dụng để nói đến những sự việc không chắc chắn sẽ xảy ra. Ví dụ, chúng ta sử dụng khi nói về những sự việc mà một ai đó:

  • Muốn xảy ra.
  • Dự đoán sẽ xảy ra.
  • Xảy ra trong tưởng tượng.

 

Chuyên đề 9: DANH ĐỘNG TỪ (GERUND) VÀ ĐỘNG TỪ NGUYÊN MẪU (INFINITIVE VERB)

Danh động từ là những từ có cấu trúc như một động từ, nhưng lại có chức năng làm danh từ. Danh động từ là những động từ thêm “ing” để biến thành danh từ.

Động từ nguyên mẫu có “to” cũng có chức năng làm chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ của chủ ngữ hoặc tân ngữ.

Chuyên đề 10: CÂU HỎI ĐUÔI – TAG QUESTIONS

Câu hỏi đuôi (tag question) là dạng câu hỏi rất hay được sử dụng trong tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp. Câu hỏi đuôi là cấu hỏi ngắn ở cuối câu trần thuật. Câu hỏi này được dùng khi người nói muốn xác minh thông tin là đúng hay không hoặc khi khuyến khích một sự hồi đáp từ phía người nghe.

 

Chuyên đề 11: SO SÁNH – COMPARISON

  • So sánh ngang bằng dùng để miêu tả hai đối tượng giống nhau hoặc bằng nhau về một hoặc nhiều thuộc

tính nào đó.

  • So sánh hơn là so sánh đối tượng này hơn đối tượng kia về một hoặc nhiều thuộc tính nào đó.
  • So sánh nhất là khi chúng ta so sánh một cái gì đó là hơn tất cả những cái khác (ít nhất từ ba đối tượng so sánh trở lên), như là tốt nhất, đẹp nhất….
  • So sánh kép (Double comparative)

 

Chuyên đề 12: TRẬT TỰ CỦA TÍNH TỪ – THE ORDERS OF THE ADJECTIVES

Khi dùng từ hai tính từ trở lên để miêu tả cho một danh từ, nếu các tính từ cùng loại thì ta phân cách chúng bằng dấu phẩy, còn nếu khác loại thì ta xếp chúng cạnh nhau. 

Trật tự các tính từ được quy định theo thứ tự sau:

                                                              OSASCOMP

                  Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose

 

Chuyên đề 13: MẠO TỪ – ARTICLES

Mạo từ (article) là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy nói đến một đối tượng xác định hay không xác định. Trong tiếng Anh, mạo từ được chia làm hai loại: mạo từ xác định (definite article) “the” và mạo từ không xác định (indefinite article) gồm “a, an”.

Chuyên đề 14: CẤU TẠO TỪ – WORD FORMS

Tất tần tần về cấu tạo của các loại từ trong tiếng Anh:

  • Cấu tạo của Danh từ
  • Cấu tạo của Động từ
  • Cấu tạo của Tính từ
  • Cấu tạo của Trạng từ

 

Chuyên đề 15: TỪ CHỈ SỐ LƯỢNG – EXPRESSIONS OF QUANTITY

Từ chỉ số lượng hay các lượng từ trong tiếng Anh là Quantifiers, được dùng để chỉ số lượng. Chúng thường được đặt ở trước danh từ để bổ sung nghĩa cho danh từ đó.

 

Chuyên đề 16: GIỚI TỪ – PREPOSITIONS

Giới từ là từ hay cụm từ thường được dùng với danh từ, tính từ, đại từ để chỉ mối liên hệ giữa các từ này với các thành phần khác trong câu. Nội dung chuyên đề bao gồm:

  • Cách dùng, vị trí của giới từ
  • Các loại giới từ trong tiếng Anh
  • Bài tập áp dụng

 

Chuyên đề 17: LIÊN TỪ – CONJUNCTIONS

Liên từ là từ vựng sử dụng để liên kết hai từ, cụm từ, mệnh đề hoặc câu lại với nhau. Liên từ được chia thành ba loại:

  • Liên từ kết hợp (coordinating conjunctions)
  • Liên từ tương quan (correlative conjunctions)
  • Liên từ phụ thuộc (subordinating conjunctions)

 

Chuyên đề 18: CẢU BỊ ĐỘNG – PASSIVE VOICES

Câu bị động là loại câu được sử dụng khi chúng ta muốn nhấn mạnh vào bản thân một hành động, chủ thể thực hiện hành động hay tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì đó không quá quan trọng. Điều kiện để có thể biến đổi một câu từ chủ động sang câu bị động là động từ trong câu chủ động phải là ngoại động từ (Transitive Verb).

 

Chuyên đề 19: CÂU ĐIÊU KIỆN – CONDITIONAL SENTENCES

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra.

Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):

  • Mệnh đề chính (main clause) là mệnh đề chỉ kết quả
  • Mệnh đề if (if-clause) là mệnh đề phụ chỉ điều kiện

 

Chuyên đề 20: CÂU TƯỜNG THUẬT

Câu tường thuật là loại câu thuật lại lời nói của người khác dưới dạng gián tiếp. Trong chuyên đề này con sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức về câu tường thuật trong tiếng Anh và bài tập có đáp án.

Link download bộ 20 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm

“20 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm” là bộ tài liệu Ngữ pháp và bài tập tiếng Anh chi tiết đầy đủ. Ba mẹ có thể tải về cho con học tập. 

>>> Link Tải:20 Chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm cho trẻ

 

Tài liệu “20 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm” không chỉ giúp học sinh nắm chắc kiến thức mà còn hỗ trợ việc ôn tập thi hiệu quả. Ngoài ra, tài liệu cũng bao gồm bài tập thực hành kèm đáp án, giúp con có thể nắm vững hơn kiến thức sau khi học lý thuyết. Hi vọng “20 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm” sẽ giúp ích cho các con trên chặng đường chinh phục tiếng Anh của mình. 

Xem thêm: Tổng hợp 30 cấu trúc tiếng Anh thường dùng trong giao tiếp