Những lưu ý khi học bảng phiên âm quốc tế IPA

Casalink 30 Th5, 2023

Bảng phiên âm quốc tế IPA là cơ sở của việc phát âm chuẩn như người bản địa khi bạn học tiếng Anh. Học bảng phiên âm tiếng Anh IPA như thế nào cho hiệu quả? Khi học có cần lưu ý gì không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao cần học bảng phát âm chuẩn theo bảng phiên âm quốc tế IPA

Trên thực tế, có những từ có mặt chữ giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau và ý nghĩa của chúng cũng vì thế mà khác theo. Nắm rõ bảng phiên âm quốc tế IPA là điểm mấu chốt giúp người học phát âm tiếng Anh đúng và chính xác.

Bảng phiên âm quốc tế IPA là kiến thức nền tảng quan trọng mà bạn nên học khi muốn học tiếng Anh. Như vậy, người học sẽ nắm vững những quy tắc phát âm để làm nền móng vững chắc và phát triển tốt hơn, không chỉ tốt ở kỹ năng giao tiếp mà còn bổ trợ hiệu quả cho các kỹ năng còn lại.

2. Cách học bảng phiên âm quốc tế IPA hiệu quả nhất

Để học bảng phiên âm quốc tế IPA hiệu quả và đơn giản, bạn có thể tham khảo một cách học được Casalink gợi ý trong bài viết dưới đây

2.1 Tìm hiểu về các ký hiệu IPA

Để học được bảng phiên âm quốc tế IPA, đầu tiên phải biết được các ký hiệu trong bảng và ý nghĩa của chúng.

Các ký hiệu này thể hiện âm thanh của tiếng Anh một cách cụ thể và chính xác. Do đó, điều này rất hữu ích khi bạn muốn phát âm đúng các từ trong tiếng Anh.

2.2 Học theo từng nhóm âm

Trong bảng phiên âm quốc tế IPA được phân chia thành 2 phần rõ rệt là nguyên âm và phụ âm. Khi mới tiếp xúc với IPA, bạn nên bắt đầu với các phụ âm đơn giản như /p/, /t/, /k/ và các nguyên âm cơ bản như /i/, /e/,… Sau khi đã học và hiểu được các âm cơ bản, bạn có thể chuyển sang các âm phức tạp hơn.

Một số cách chia nhóm theo khẩu hình phát âm bạn có thể tham khảo;

– Sử dụng môi:

  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
  • Mở môi vừa phải: /ɪ/, /ʊ/, /æ/
  • Môi tròn thay đổi: /u:/, /əʊ/

– Sử dụng lưỡi:

  • Lưỡi chạm răng: /f/, /v/
  • Cong đầu lưỡi chạm nướu: /t/, /d/, /ŋ/, /l/, /t∫/, /dʒ/
  • Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: /ɜ:/, /r/
  • Nâng cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /ŋ/
  • Kết hợp răng và lưỡi: /ð/, /θ/.

– Sử dụng dây thanh quản:

  • Rung (hữu thanh): các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

2.3 Luyện tập phát âm

Lý thuyết luôn cần đi đôi với thực hành. Sau khi học từng âm, bạn nên luyện tập phát âm chúng. Bạn có thể nghe và lặp lại các từ mẫu hoặc các câu đơn giản.

Khi phát âm, bạn có thể luyện tập chúng trước gương để theo dõi khẩu hình và chỉnh sửa. Hãy luôn luôn lưu ý đến cách bạn phát âm, đặc biệt là âm sắc và âm điệu.

Dạy bé phát âm theo bảng phiên âm chuẩn quốc tế

2.4 Luyện nghe

Để làm quen với tiếng Anh, bạn cũng nên luyện tập nghe tiếng Anh thường xuyên. Bạn có thể nghe các bản tin, phim hoặc những bài hát mà bạn thích. Hãy chú ý đến cách phát âm của người nói và cố gắng nhận ra các âm trong từng từ.

2.5 Học từ vựng

Khi học bảng phiên âm quốc tế IPA, bạn nên học song song với việc học từ vựng để ứng dụng các từ đã học và thực tế. 

Điều này giúp bạn nhớ lâu hơn và cải thiện phát âm của mình

2.6 Thực hành thường xuyên

Để thành tạo việc phát âm tiếng Anh theo bảng phiên âm quốc tế IPA, bạn cần thực hành thường xuyên và kiên trì. Hãy lên lịch học tập và thực hành các bài tập phát âm hàng ngày để cải thiện kỹ năng của mình.

3. Một số lưu ý khi học bảng phiên âm quốc tế IPA

Thực hiện đúng cách đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA chuẩn không chỉ góp phần giúp bạn phát âm tốt mà còn giúp bạn viết chính tả chính xác. Khi bạn nắm chắc kỹ năng này thì khi nghe người bản xứ phát âm, dù từ đó chưa biết, bạn cũng có thể viết khá chính xác từ ấy.

  • Khi một nguyên âm được theo sau bởi một phụ âm duy nhất, nguyên âm đó sẽ là âm ngắn. Quy tắc này được gọi là quy tắc “một phụ âm – một âm ngắn”.
  • Khi một nguyên âm đứng một mình ở cuối từ, nguyên âm đó thường là âm dài. Quy tắc này được gọi là quy tắc “nguyên âm đơn cuối từ – âm dài”.
  • Khi chữ “e” đứng ở cuối từ, nó thường là âm “câm” (không được phát âm), và nguyên âm trước đó thường được đọc là âm dài. Quy tắc này được gọi là quy tắc “e câm” (silent e) hoặc “magic e”.
  • ​​Khi một phụ âm theo sau một nguyên âm, phụ âm đó sẽ được chuyển sang âm tiết tiếp theo. Quy tắc này được gọi là “chuyển âm tiết” (consonant cluster reduction).
  • Khi có hai phụ âm theo sau một nguyên âm, chúng sẽ được tách ra thành hai âm tiết. Phụ âm đầu tiên sẽ được nói cùng với âm tiết trước đó, phụ âm thứ hai sẽ được nói cùng với âm tiết sau đó. Quy tắc này được gọi là quy tắc tách Lưu ý: Hiện tượng hòa âm (consonant blend) là khi hai âm tiết có chứa một phụ âm và một nguyên âm gần nhau được phát âm một cách liền mạch, giúp tăng tính liên tục và nhịp nhàng của câu nói. Thường thấy hiện tượng này xảy ra khi một phụ âm “l”, “r”, “s” đứng trước nguyên âm khác.
  • Khi một từ có một nguyên âm ngắn và sau đó là một trong các phụ âm f, l, s, thì phụ âm này sẽ được gấp đôi. Điều này được gọi là quy tắc đôi âm tiết (doubling rule).
  • Thông thường, khi chữ “y” đứng cuối của một âm tiết thì nó được đọc là âm “i” ngắn /ɪ/ hoặc âm /aɪ/ tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Bảng phiên âm quốc tế IPA là nền tảng cơ bản để bạn có thể học phát âm đúng như người bản xứ. Phát âm tiếng Anh chuẩn là một trong những khó khăn của người học, vì vậy hãy kiên trì và thực hành mỗi ngày để đạt kết quả tốt như mong muốn. Đừng bỏ qua một số lưu ý quan trọng khi học bạn nhé!